Nước thải sinh hoạt là gì? Đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Nước thải hiện đang là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Chưa kể đến nước thải công nghiệp, nước thải y tế, đô thị mà chỉ nói đến nước thải sinh hoạt cũng khiến các nhà chức trách phải đau đầu mỗi khi nghĩ đến những phương pháp giải quyết, đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…
Vậy nước thải sinh hoạt là gì? Quy chuẩn nước thải sinh hoạt ở Việt Nam là như thế nào? Hãy cùng Vina TS hiểu những thông tin liên quan đến nước thải sinh hoạt qua bài viết dưới đây!
Khái niệm
Nước thải sinh hoạt là tất cả các loại nước được thải ra môi trường sau khi sử dụng từ các hoạt động của người dân ở các khu vực: đô thị, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan,.. Thông thường, có nguồn từ các hoạt động tắm giặt, rửa, vệ sinh,..
Loại nước thải này thường có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao do chứa nhiều các chất độc hại như: chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, dầu mỡ, phốt pho, BOD5, COD,… Ngoài ra, trong đó còn chứa một yếu tố gây ô nhiễm cực kỳ nguy hiểm đó là các mầm bệnh được lây truyền bởi các loại virus, vi khuẩn, giun sán,.
Phân loại
Dựa theo tính chất, mục đích sử dụng của con người và thành phần chất ô nhiễm được chia ra làm 3 loại cơ bản sau:
- Nước thải từ nhà vệ sinh, toilet
Đây là nguồn nước thải ô nhiễm nhất và nó cũng là nguyên nhân chính khiến nước thải sinh hoạt có màu đen, mùi hôi khó chịu. Vì thành phần chủ yếu của nước thải nhà vệ sinh đó là phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, các tạp chất, vi sinh vật gây bệnh,.. làm nhà vệ sinh thường xuất hiện mùi hôi
- Nước thải từ khu vực nấu nướng, tẩy rửa ở nhà bếp
Nước thải ở khu vực này sẽ không quá ô nhiễm, nó có được là do nước thải của các quá trình sơ chế thực phẩm, rửa sau, tẩy rửa bát đĩa, vệ sinh khu vực bếp,…
Tuy nhiên, loại nước thải này lại thường chứa rất nhiều dầu mỡ, cặn bẩn hữu cơ, tạp chất lơ lửng và một phần hóa chất. Vì thế, nó thường khiến cho đường ống thoát nước ở nhà bếp bị tắc nghẽn, có mùi hôi do dầu mỡ và các cáu cặn bám vào thành ống.
- Nước thải từ khu vực tắm, giặt
Nước thải ở khu vực tắm giặt có tính chất hoàn toàn khác biệt so với 2 loại nước thải ở trên và ít gây ô nhiễm và nguy hại hơn. Bởi vì hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải này không đáng mà chủ yếu là các chất dùng để tẩy rửa như: xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu,.. nên phương pháp xử lý cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Thành phần
Thành phần của nước thải sinh hoạt rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là nước (hơn 95%). Bên cạnh đó thành phần chủ yếu của nước thải còn là các chất hữu cơ hòa tan (phân, lông tóc, thực phẩm, đường, u-rê, protein hòa tan) và các chất vô cơ (Nito, Photpho, amoniac, muối, H2S).
Ngoài chất hữu cơ và vô cơ bên trên, nước thải sinh hoạt còn chứa những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, giun sán và những vi khuẩn vô hại.
Một số phương pháp xử lý
Hiện nay, nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề nan giải gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động và rất có những giải pháp xử lý. Dưới đây là 4 phương pháp mà chúng tôi đã tổng hợp được:
- Phương pháp xử lý cơ học
- Phương pháp xử lý hóa lý
- Phương pháp xử lý hóa học (dùng than hoạt tính)
- Phương pháp xử lý sinh học
Đó là tất cả những kiến thức mà chúng tôi muốn chi sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đã biết nước thải sinh hoạt là gì và cùng tuyên truyền, nâng cao ý thức cho những người xung quanh để bảo vệ môi trường ngày càng trong lành hơn.
>> Bài đọc thêm: Đọc hiểu các thông số kỹ thuật của than hoạt tính